Quy trình sản xuất lốp xe dù là ô tô hay lớn hơn nữa là lốp xe tải là vô cùng phức tạp và có sự tham gia của nhiều máy móc hiện đại cùng những chuyên gia hàng đầu. Chắc hẳn đây là sản phẩm mà bạn thấy hàng ngày, bất kỳ lúc nào di chuyển trên đường. Đôi khi bạn sẽ tò mò, lốp ô tô được sản xuất như thế nào mà nó lại được sử dụng nhiều đến vậy, đâu là điểm làm nên sự vượt trội của một hãng sản xuất ô tô.
Thành Phương sẽ trình bày những bước cơ bản từ khi nhận vật liệu đến khi biến chế nó thành một chiếc lốp ô tô chuẩn chỉnh nhất.
Bên dưới là những quy trình làm ra một chiếc lốp Michelin, hãng sản xuất lốp đến từ Pháp, hiện đang là 1 trong những hãng sản xuất lốp có lượng lốp được người dùng Việt Nam ưa chuộng nhất.
[youtube_advanced url=”https://youtu.be/WDaeTLZSHVg” playlist=”” width=”600″ height=”400″ responsive=”yes” controls=”yes” autohide=”alt” autoplay=”no” mute=”no” loop=”no” rel=”yes” fs=”yes” modestbranding=”no” theme=”dark” wmode=”” playsinline=”no” title=”” class=””]Mục lục
1. Lên ý tưởng thiết kế
Hiện nay lốp ô tô hay lốp tải, ở mỗi phân khúc đều có sự đa dạng về thiết kế lẫn nhiều mẫu mã khác nhau. Do vậy các chuyên gia, kỹ sư hàng đầu phải lên được kiểu dáng của lốp để từ đó cân đo xem có phù hợp với phân khúc cũng như yêu cầu của người dùng.
2. Chuẩn bị, nghiên cứu vật liệu và các thành phần
Hiện nay, có hơn 200 thành phần được sử dụng khi chế tạo lốp; được phân thành 5 nhóm chính: cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, carbon đen và silica, sợi vải và sợi kim loại, các tác nhân hóa học. Mỗi bộ phận cần các thành phần khác nhau.
- Cao su tự nhiên: Hợp chất phân tử tự nhiên. Cây cao su Hevea Brasin là đại diện đặc trưng nhất của cây cao su thiên nhiên. Là loại cây rất khỏe, chiều cao thân cây có thể đạt 30m đường kính từ 0,8-1,5m. Hevea mọc tốt trong những nước nhiệt đới như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và nhiều nước khác. Lượng cao su thiên nhiên được khai thác chủ yếu ở Malaysia và Indonesia.
- Cao su tổng hợp: Cao su butyl là chất đồng trùng hợp gồm một lượng nhỏ cao su isopren ( khoảng 1-3% ) và iso butylen dùng xúc tác là AlCl3 hòa tan trong clorua methyl.
- Carbon đen: một thành phần làm ấm khí hậu mạnh mẽ của vật chất dạng hạt được hình thành do quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, gỗ và các loại nhiên liệu khác.
- Silica: một thành phần củng cố trong hỗn hợp gai lốp. Khi so sánh với thành phần củng cố truyền thống là carbu silica đen, loại silica mới này giúp giảm lực cản lăn hơn, đồng nghĩa với việc tiết kiệm thêm xăng cho xe.
3. Chế biến nguyên liệu
Hỗn luyện cao su và các chất khác trong máy luyện kín rồi qua máy cán 2 trục xuất thành từng tấm nguội, xong chuyển qua máy cắt.
Tại đây, cao su được cắt thành từng dải, đùn ép xuất để tạo hình lớp lót, sườn hông, mặt lốp. Cán tráng cao su lên các tấm vải mành, giá nhả vải thành từng cuộn để chuyển sang bộ phận căng vải và làm sạch bằng chân không.
Sau đó vải sẽ qua bộ phận định tâm rồi qua máy cán 4 trục để phủ đầy cao su lên hai mặt vải. Tấm vải tráng cao su được bọc một lớp bạt chống bám dính nữa chuyển đến máy chế tạo lốp, dùng để sản xuất khung lốp, tanh lốp, hông lốp.
Cán tráng cao su lên mành kim loại cũng trên dây chuyền máy cán 4 trục: các sợi mành kim loại từ giá lờ chỉ lần lượt đi qua các lược định hướng, phân phối đều các sợi mành trong tấm.
Khi đi vào khe giữa trục giữa và trục trên máy cán tráng, chúng được tráng phủ lớp hỗn hợp cao su lên bề mặt ở nhiệt độ 80-90 độ C. Khi giá cuộn ngừng hoạt động sẽ tiến hành cắt đoạn các tấm vải kim loại tráng cao su này theo kích thước tiêu chuẩn của lốp thiết kế.
4. Tạo hình lốp
Quy trình sản xuất lốp xe ô tô sẽ bước vào giai đoạn tiếp theo đó chính là tạo hình cho lốp, định hình nên từng vị trí cho lốp, từ hông, thành lốp hay mặt gai…
Cấu tạo lốp xe ô tô gồm 9 bộ phận, kết hợp giữa các máy cán trục và dây chuyền chuyển giao công đoạn để lần lượt hoàn thiện 9 bộ phận này và cán từ trong ra ngoài.
- Lớp lót bên trong: Là lớp cao su tổng hợp được cán đầu tiên trên trục.
- Lớp khung: được cán tiếp theo sau lớp lót, bao gồm các sợi hoặc cáp bằng vải mỏng, được hình thành từ vải cán tráng cao su và kim loại cao su giúp định hình và cung cấp độ cứng cho lốp. Các sợi cáp này quyết định sức mạnh chịu đựng áp suất của lốp xe. Loại lốp tiêu chuẩn có đến 1400 sợi, mỗi sợi chịu được sức nặng 15kg.
- Phần dưới phía tanh lốp: sản xuất những dải cao su ôm sát vòng kim loại của khung lốp, là nơi truyền tải động cơ và lực phanh đến mặt lốp.
- Tanh lốp: các vòng tanh lốp được chế tạo từ hỗn hợp cao su và băng vải bạt tráng cao su hình kiểu bện thừng. Các sợi cáp tanh lốp này cần được kẹp chặt vành lốp để đảm bảo không có khoảng trống. Mỗi lốp có 2 sợi cáp, mỗi xe có 8 sợi chịu được sức nặng lên đến 14.400kg, một sức chống đỡ cực lớn.
- Hông lốp: là những tấm hỗn hợp cao su mặt bên cạnh của lốp, trong máy tạo hình khắc tạo chữ mang tên nhà sản xuất cũng như các kí hiệu, thông số lốp ô tô cần thiết.
- Lớp bố: được gia cố bằng các sợi thép trên bề mặt lớp khung nhằm gia tăng tối đa sức mạnh cho lốp.
- Lớp bố đỉnh: định hình thêm một lớp cao su đan sợi nylon xung quanh chu vi lốp nữa. Lớp bố đỉnh này giúp giảm nhiệt do ma sát và giữ lốp không bị thay đổi hình dạng khi chạy nhanh.
- Đai lốp: là lớp ngoài cùng hay bề mặt lốp được các chuyên gia thiết kế và định hình với tỷ lệ rãnh, số lượng và khối gai lốp tiêu chuẩn để đạt hiệu suất hoạt động của hãng.
- Gai lốp: các khối cao su gai lốp càng lớn thì độ bám đường càng tốt.
5. Tạm kết về quy trình sản xuất lốp xe ô tô
Hi vọng qua bài viết này, Thành Phương sẽ dưới bạn hiểu được để làm một chiếc lốp cần rất nhiều công đoạn và có sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu.
Tìm kiếm giải pháp lốp xe tốt nhất cho bạn? Liên hệ ngay Thành Phương qua:
Hotline: 0913408811 hoặc 0935775617 hoặc 02553822014
Email: samlopthanhphuong@gmail.com
Facebook: FB.com/samlopotothanhphuong
Bài viết sử dụng nguồn từ:
Thực hiện: VUTU Digital